Part 71: Vandal resistant lifts
Các mối nguy hiểm, tình huống nguy hiểm và các sự cố nguy hiểm nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn Loại C theo qui định trong EN 1070.
Khi các qui định của tiêu chuẩn loại C này khác với những qui định trong các tiêu chuẩn loại A hoặc B thì các qui định trong tiêu chuẩn này được ưu tiên hơn đối với thang máy đã được thiết kế và chế tạo theo qui định của tiêu chuẩn khác.
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho người thiết kế tòa nhà, khách hàng, v.v…và các yêu cầu đối với thiết kế, khi được xem xét tăng cường an toàn hoặc yêu cầu các biện pháp khác để bảo vệ chống lại rủi ro do phá hoại. Khách hàng cần phải xem xét phạm vi yêu cầu bảo vệ bổ sung theo đề nghị kèm theo, được áp dụng theo môi trường nơi lắp đặt thang máy và kiểu phá loại có thể phải trải qua. Mỗi thang máy là đối tượng của nhiều cách sử dụng bất cẩn hoặc sử dụng thô bạo (không đúng cách). Các thang máy thiết kế theo EN 81-1 hoặc TCVN 6396-2 (EN 81-2) cung cấp một mức bảo vệ hợp lý chống lại điều đó và trong tiêu chuẩn này được gọi là thang máy Loại 0. Tiêu chuẩn này đề cập đến các biện pháp bảo vệ bổ sung chống lại các hành vi cố ý có thể dẫn đến hư hỏng thiết bị hoặc gây thương tích cho người.
Liên quan đến các nguy hiểm tiềm tàng do phá hoại, các yếu tố sau đây được xem xét;
– mức độ tiếp cận thiết bị;
– khu vực bao quanh;
– sự giám sát của người khác trong vùng lân cận;
– mức độ an toàn của tòa nhà và việc giám sát các thang máy;
– thời gian tiếp cận tòa nhà, bao gồm cả các thang máy (24 h);
– nhược điểm của thang máy.
Các điều khoản trong tiêu chuẩn này áp dụng cho cả thang máy Loại 1 và Loại 2 như đã định nghĩa trong tiêu chuẩn này (xem Phụ lục A) trừ các trường hợp đã được qui định trong văn bản.
Các giả định sau đây được thực hiện khi biên soạn tiêu chuẩn này:
– thang máy được thiết kế đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong EN 81-1 hoặc TCVN 6396-2 (EN 81-2);
– tòa nhà và/hoặc kết cấu thang máy ít nhất phù hợp với tư vấn đưa ra trong Phụ lục A, tạo cơ sở cho các thỏa thuận nêu trong 0.2.5 của EN 81-1:1998 hoặc TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998);
– thang máy, giếng thang, tầng dừng và khu vực tiếp cận, khu vực phòng máy và toàn bộ các thiết bị liên quan được duy trì đúng cách trong trạng thái hoạt động tốt, an toàn khi làm việc.
Lực tác dụng lên thang máy và các thiết bị thang máy là kết quả tác động cố ý bằng tay hoặc bằng các phương tiện được nêu trong Phụ lục E.